Quy trinh va thu tuc thanh lap cong ty, doanh nghiep nam 2022

Với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, trong suốt những năm qua, các cơ quan chính phủ mà cụ thể là Bộ Kế Hoạch Đầu Tư đã ban hành rất nhiều các cải cách về thủ tục cũng như các công cụ để đơn giản hóa việc đăng ký doanh nghiệp. Việc cải cách quy trình thành lập doanh nghiệp, đơn giản hóa thủ tục thành lập công ty và cụ thể hóa các hồ sơ thành lập doanh nghiệp đã tạo điều kiện rất tốt cho môi trường đăng ký doanh nghiệp. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ cách mở công ty. Cho nên hôm nay, Song Kim sẽ gởi đến quý doanh nghiệp, các bạn đọc bài viết về quy trình và thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp mới nhất hiện nay. Vậy, thủ tục thành lập doanh nghiệp là gì?

Thủ tục thành lập công ty là gì?

Thủ tục thành lập công ty là việc chuẩn bị 1 loạt các loại giấy tờ, thông tin bắt buộc đã được quy định và hoàn thiện các mẫu biểu căn cứ vào những thông tin đã chuẩn bị, theo quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2020. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự kiến đặt trụ sở chính. Vậy, chi tiết các loại giấy tờ, hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký kinh doanh, bao gồm những gì? Hãy cùng Song Kim tìm hiểu qua nội dung sau.

Căn cứ pháp lý của thủ tục thành lập công ty 2022

Luật Doanh Nghiệp Số 59/2020/QH14 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021

Nghị định số 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành ngày 04/01/2021

Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT có hiệu lực thi hành ngày 01/05/2021

Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành ngày 20/08/2018

Và các văn bản pháp luật liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp khác.

Nơi nhận hồ sơ và trả kết quả thành lập doanh nghiệp

Cơ quan thụ lý và giải quyết hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở

Hiện nay, với mục tiêu số hóa thủ tục thành lập công ty, có rất nhiều Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh/Thành Phố đã khuyến khích doanh nghiệp thành lập mới thực hiện việc nộp đơn đăng ký doanh nghiệp qua website https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ để rút ngắn thời gian thực hiện hồ sơ, hạn chế đi lại.

Lưu ý: Từ năm 2022, tại Tp. Hồ Chí Minh và Tp. Hà Nội, sở kế hoạch đầu tư 2 thành phố này chỉ nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp nộp online qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, không nhận hồ sơ nộp trực tiếp (bản giấy).

Với hơn 09 năm kinh nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ thành lập công ty TPHCM, Song Kim xin tóm gọn và gởi đến các bạn 4 giai đoạn thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, bao gồm:

Quy trình thành lập công ty

Giai đoạn 1: Chuẩn bị giấy tờ tùy thân để thành lập doanh nghiệp

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2020, khi thành lập công ty, cá nhân cần chuẩn bị 1 trong các loại giấy tờ sau:

Giấy chứng minh nhân dân; hoặc thẻ căn cước công dân; hoặc hộ chiếu: bàn sao y, công chứng không quá 3 tháng

Số lượng: 1 thành viên/1 giấy tờ tùy thân

Mẹo: việc sao y, chứng thực giấy tờ tùy thân khi thực hiện tại các phòng công chứng tư sẽ nhanh gọn, tiết kiệm thời gian cho bạn.

>>> Xem thêm: Sao y bản chính là gì?

Giai thu tuc mo doanh nghiep đoạn 2: Chuẩn bị thông tin thành lập công ty

Bước 1: Lựa chọn loại hình công ty định thành lập. Với Luật Doanh Nghiệp 2020, có 5 loại hình công ty cho khối doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có 3 loại hình công ty phổ biến thường được đăng ký, đó là: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH 1TV – có 1 thành viên, do 1 cá nhân làm chủ), công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên (Công ty TNHH 2TV – có từ 02 đến 50 thành viên) và công ty cổ phần (Công ty CP – có từ 03 thành viên trở lên). Bạn phải xác định được loại hình công ty mà bạn muốn thành lập, trước khi chuẩn bị các bước tiếp theo.

>>> Có thể bạn quan tâm: Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Bước 2: Xác định thông tin cá nhân của chủ sở hữu/thành viên công ty hoặc cổ đông. Xác định người đại diện theo pháp luật và chức danh cụ thể của người đại diện theo pháp luật. (Giám đốc/Tổng giám đốc)

Bước 3: Chuẩn bị tên công ty. Hiện tại, tên công ty/doanh nghiệp đã được đồng bộ hóa dữ liệu trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Việc đăng ký tên công ty trùng hoặc gây nhầm lẫn sẽ không được chấp thuận khi đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Xác định vốn điều lệ của công ty. Tùy thuộc vào ngành nghề và đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của riêng bạn, hãy đăng ký vốn điều lệ phù hợp. Vốn điều lệ không chỉ ảnh hưởng đến năng lược hoạt động của công ty bạn (về mặt pháp lý) mà còn ảnh hưởng đến số thuế môn bài phải nộp hằng năm. Vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống, lệ phí môn bài: 2tr/năm. Trên 10 tỷ, lệ phí môn bài: 3tr/năm

>>> Có thể bạn quan tâm: Vốn điều lệ là gì?

Bước 5: Xác định địa chỉ trụ sở chính. Địa chỉ trụ sở chính phải thuộc quyền sỡ hữu hợp pháp của doanh nghiệp. Địa chỉ trụ sở chính khi đăng ký thành lập công ty phải rõ ràng từ mức địa chỉ cấp

Weergaven: 5

Opmerking

Je moet lid zijn van Beter HBO om reacties te kunnen toevoegen!

Wordt lid van Beter HBO

© 2024   Gemaakt door Beter HBO.   Verzorgd door

Banners  |  Een probleem rapporteren?  |  Algemene voorwaarden